TỔNG KẾT HỘI THẢO TRỰC TUYẾN CẤP KHOA

“CHIA SẺ VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở BẬC TIỂU HỌC”

Sáng ngày 30/6/2021, Khoa Ngoại ngữ đả tổ chức hội thảo trực tuyến cấp khoa về “Chia sẻ về chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc tiểu học”. Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời, có TS. Đặng Đức Hoàng – nguyên Trưởng phòng GD&ĐT quận 11; TS. Phạm Thị Thanh Tú – Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Hiệu trưởng trường tiểu học Thực hành ĐHSG; ThS. Nguyễn Thị Như Thủy – đại diện công ty cổ phần sách Đại Trường Phát; thầy Nguyễn Hoàng Luân – giáo viên trường tiểu học Bình Trị Đông, Quận Bình Tân; Cô Nguyễn Thị Thu Thuỷ Cô Đinh Thị Phương Trinh - giáo tiên tiếng Anh của trường Tiểu học Thực hành ĐHSG; ThS. Hồ Thị Lệ Hằng – giáo viên trường tiểu học Him Lam, Quận 6; ThS. Trần Thanh Vũ – Nghiên cứu sinh của trường University of Maryland, College Park, USA. Về phía khoa Ngoại ngữ, có TS. Trần Thế Phi – Trưởng Khoa Ngoại ngữ (chủ tọa); ThS. Trần Ngọc Mai, ThS. Hồ Văn Bình và ThS. Võ Thụy Thanh Thảo – Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ; cùng tập thể cán bộ viên chức khoa Ngoại ngữ tham dự.

Thảo luận tại Hội thảo, hầu hết các ý kiến đều khẳng định, trong những năm qua, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc tiểu học đã có sự phát triển và phổ biến mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Danh sách báo cáo viên cùng đề tài tham gia trình bày, chia sẻ cụ thể như sau:

TS. Trần Thế Phi – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: Một số thách thức và giải pháp của việc đào tạo giáo viên tiếng Anh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh.

ThS. Võ Thuỵ Thanh Thảo – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học trường Đại học Sài Gòn.

ThS. Nguyễn Thị Như Thuỷ – đơn vị công ty Đại Trường Phát với đề tài: Lộ trình đào tạo và tài nguyên tiếng Anh bậc tiểu học.

ThS. Trương Văn Ánh Thảo – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: Giới thiệu sách giáo khoa tiếng Anh lớp 2.

ThS. Hồ Thị Lệ Hằng – đơn vị trường tiểu học Him Lam với đề tài: Tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh lớp Một qua các hoạt động nhóm.

ThS. Nguyễn Thị Thu Vân – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: Giới thiệu phương pháp hành động – trả lời (Total Physical Response).

ThS. Nguyễn Nữ Như Linh và ThS. Nguyễn Thị Hà – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: A Survey on Primary Students’ Attitude Towards Teachers’s Use of Mother Tongue in English Classrooms at Primary Schools in Binh Duong.

ThS.NCS. Trần Thanh Vũ – Nghiên cứu sinh University of Maryland, College Park với đề tài: Navigating the construction of Identity within the Micropolitical context of school: Voices from Vietnamese Primary School ELF Teachers.

ThS. Nguyễn Trịnh Tố Anh và ThS. NCS. Huỳnh Ngọc Trang Vân – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: English language assessment methods at the primary level in HCM city: current situation and suggested practical actions.

 

Cũng tại hội thảo, TS. Đặng Đức Hoàng – nguyên Trưởng phòng GD&ĐT quận 11; TS. Phạm Thị Thanh Tú – Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Hiệu trưởng trường tiểu học Thực hành ĐHSG và thầy Nguyễn Hoàng Luân – giáo viên trường tiểu học Bình Trị Đông đã trao đổi và đề xuất nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện nội dung và góp phần nâng cao hiệu quả chương trình phổ thông mới ở bậc tiểu học.

 

Phát biểu kết luận tại hội thảo, TS. Trần Thế Phi đã ghi nhận và đánh giá cao những báo cáo, ý kiến đóng góp của các đại biểu và nhà giáo dục trong việc phát hiện những bất cập, khuyến nghị các giải pháp, định hướng cải thiện nội dung, chương trình phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời, khẳng định những ý kiến đóng góp này sẽ được Ban tổ chức hội thảo nghiên cứu, hoàn thiện phục vụ yêu cầu công tác trong tình hình mới.

 

*Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:

001

Huỳnh ThS.NCS Huỳnh Ngọc Trang – giảng viên khoa Ngoại ngữ -  giới thiệu chương trình hội thảo

 

002Báo cáo viên TS. Trần Thế Phi

 

003

Báo cáo viên ThS. Võ Thụy Thanh Thảo

 

004

Báo cáo viên ThS.NCS Trần Thanh Vũ

 

005

Báo cáo viên ThS. Hồ Thị Lệ Hằng

006

Báo cáo viên ThS. Nguyễn Thị Thu Vân

007

Báo cáo viên ThS. Nguyễn Nữ Như Linh và ThS. Nguyễn Thị Hà

008

Báo cáo viên ThS. Nguyễn Trịnh Tố Anh và ThS. Huỳnh Ngọc Trang

TỔNG KẾT HỘI THẢO TRỰC TUYẾN CẤP KHOA

“CHIA SẺ VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở BẬC TIỂU HỌC”

Sáng ngày 30/6/2021, Khoa Ngoại ngữ đả tổ chức hội thảo trực tuyến cấp khoa về “Chia sẻ về chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc tiểu học”. Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời, có TS. Đặng Đức Hoàng – nguyên Trưởng phòng GD&ĐT quận 11; TS. Phạm Thị Thanh Tú – Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Hiệu trưởng trường tiểu học Thực hành ĐHSG; ThS. Nguyễn Thị Như Thủy – đại diện công ty cổ phần sách Đại Trường Phát; thầy Nguyễn Hoàng Luân – giáo viên trường tiểu học Bình Trị Đông, Quận Bình Tân; Cô Nguyễn Thị Thu Thuỷ Cô Đinh Thị Phương Trinh - giáo tiên tiếng Anh của trường Tiểu học Thực hành ĐHSG; ThS. Hồ Thị Lệ Hằng – giáo viên trường tiểu học Him Lam, Quận 6; ThS. Trần Thanh Vũ – Nghiên cứu sinh của trường University of Maryland, College Park, USA. Về phía khoa Ngoại ngữ, có TS. Trần Thế Phi – Trưởng Khoa Ngoại ngữ (chủ tọa); ThS. Trần Ngọc Mai, ThS. Hồ Văn Bình và ThS. Võ Thụy Thanh Thảo – Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ; cùng tập thể cán bộ viên chức khoa Ngoại ngữ tham dự.

Thảo luận tại Hội thảo, hầu hết các ý kiến đều khẳng định, trong những năm qua, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc tiểu học đã có sự phát triển và phổ biến mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Danh sách báo cáo viên cùng đề tài tham gia trình bày, chia sẻ cụ thể như sau:

1.      TS. Trần Thế Phi – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: Một số thách thức và giải pháp của việc đào tạo giáo viên tiếng Anh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.      ThS. Võ Thuỵ Thanh Thảo – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: Giới thiệu về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học trường Đại học Sài Gòn.

3.      ThS. Nguyễn Thị Như Thuỷ – đơn vị công ty Đại Trường Phát với đề tài: Lộ trình đào tạo và tài nguyên tiếng Anh bậc tiểu học.

4.      ThS. Trương Văn Ánh Thảo – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: Giới thiệu sách giáo khoa tiếng Anh lớp 2.

5.      ThS. Hồ Thị Lệ Hằng – đơn vị trường tiểu học Him Lam với đề tài: Tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh lớp Một qua các hoạt động nhóm.

6.      ThS. Nguyễn Thị Thu Vân – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: Giới thiệu phương pháp hành động – trả lời (Total Physical Response).

7.      ThS. Nguyễn Nữ Như Linh và ThS. Nguyễn Thị Hà – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: A Survey on Primary Students’ Attitude Towards Teachers’s Use of Mother Tongue in English Classrooms at Primary Schools in Binh Duong.

8.      ThS.NCS. Trần Thanh Vũ – Nghiên cứu sinh University of Maryland, College Park với đề tài: Navigating the construction of Identity within the Micropolitical context of school: Voices from Vietnamese Primary School ELF Teachers.

9.      ThS. Nguyễn Trịnh Tố Anh và ThS. NCS. Huỳnh Ngọc Trang Vân – đơn vị Khoa Ngoại ngữ với đề tài: English language assessment methods at the primary level in HCM city: current situation and suggested practical actions.

 

Cũng tại hội thảo, TS. Đặng Đức Hoàng – nguyên Trưởng phòng GD&ĐT quận 11; TS. Phạm Thị Thanh Tú – Trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Hiệu trưởng trường tiểu học Thực hành ĐHSG và thầy Nguyễn Hoàng Luân – giáo viên trường tiểu học Bình Trị Đông đã trao đổi và đề xuất nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện nội dung và góp phần nâng cao hiệu quả chương trình phổ thông mới ở bậc tiểu học.

 

Phát biểu kết luận tại hội thảo, TS. Trần Thế Phi đã ghi nhận và đánh giá cao những báo cáo, ý kiến đóng góp của các đại biểu và nhà giáo dục trong việc phát hiện những bất cập, khuyến nghị các giải pháp, định hướng cải thiện nội dung, chương trình phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời, khẳng định những ý kiến đóng góp này sẽ được Ban tổ chức hội thảo nghiên cứu, hoàn thiện phục vụ yêu cầu công tác trong tình hình mới.