GIỚI THIỆU

Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Sài Gòn (tiền thân là Ban Ngoại ngữ - Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập vào những ngày đầu tiên thành lập trường. Trong thời kì đầu, Khoa đã đào tạo các ngành sư phạm tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Cùng với sự ra đời và phát triển của Trường ĐHSG (được nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm TP. HCM vào năm 2007), Khoa Ngoại ngữ hiện nay với quy mô hơn 2.000 sinh viên, có chức năng và nhiệm vụ đào tạo trình độ cử nhân đại học ở hai chuyên ngành:

 

* Sư phạm tiếng Anh:

Đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành sư phạm, cung cấp đội ngũ giáo viên tiếng Anh chất lượng cao cho các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở ở khu vực phía Nam cũng như cả nước.

 

* Ngôn ngữ Anh (Thương mại – Du lịch):

Đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành ngôn ngữ, cung cấp đội ngũ nhân viên chất lượng cao cho khu vực phía Nam cũng như cả nước. Trong nhiều năm qua, SV tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh đã được nhận công tác tại các cơ quan đối ngoại, trung tâm đào tạo ngoại ngữ, các công ty hàng không, lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng quốc tế, trung tâm dịch thuật, …

 

Để phát triển theo định hướng một đại học định hướng ứng dụng, với tư cách là một bộ phận đào tạo của Nhà trường, Khoa NN đã lập kế hoạch phát triển những mục tiêu, định hướng, quy mô phát triển và quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ trọng tâm thể hiện rõ sứ mạng và tầm nhìn đến năm 2025 như sau:

1.1. Sứ mạng

Phấn đấu trở thành một cơ sở có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu Quy hoạch phát triển nhân lực cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam.

1.2. Tầm nhìn

Tích cực thực hiện đổi mới và phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu xã hội và từng bước hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo.

1.3. Mục tiêu

1.3.1. Mục tiêu chung

- Đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có khả năng thích ứng cao, có năng lực thực hành nghề nghiệp đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của nhà giáo, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

- Đáp ứng các quy định và yêu cầu về kiến thức (kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ), về kỹ năng, về thái độ đối với sinh viên tốt nghiệp của chuẩn đầu ra của ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, đảm bảo tỉ lệ khoảng 80% sinh viên ra trường có khả năng thích ứng với công việc thuộc chuyên ngành đào tạo.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2025, khoa NN có báo cáo tự đánh giá với Nhà trường, đảm bảo kiểm định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo của cả 02 ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh.

- Hằng năm, tỉ lệ sinh viên khoa NN tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học từ 20%, bao gồm viết bài cho hội thảo khoa học và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

- Đến năm 2025, có trên 80% sinh viên khoa NN tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu công việc, cụ thể ở các trường tiểu học, THCS, THPT của thành phố Hồ Chí Minh đối với sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường khu vực ASEAN.

1.4. Giá trị cốt lõi

Trách nhiệm, tiên phong, hài hòa, thân thiện, chia sẻ, hợp tác, cam kết, niềm tin, đổi mới, sáng tạo và xuất sắc.

1.5. Văn hóa

Khoa NN trường Đại học Sài Gòn là nơi hội tụ những cán bộ, viên chức có tinh thần trách nhiệm, tiên phong trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động giáo dục; mang đến sự hài hòa, thân thiện, chia sẻ, hợp tác giữa cán bộ, viên chức, người học và các bên liên quan trong mọi hoạt động; chú trọng cam kết sản phẩm đầu ra và xây dựng niềm tin cho xã hội; luôn luôn đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động để đạt được kết quả xuất sắc.

 

A. Triết lý giáo dục của trường Đại học Sài Gòn

1. Phát biểu triết lý giáo dục: Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập

2. Ý nghĩa của triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục của Trường Đại học Sài Gòn (SGU) được hình thành và kế thừa từ kinh nghiệm về triết lý giáo dục của các nước và căn cứ vào sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục và đào tạo của trường Đại học Sài Gòn. Triết lý của Nhà trường được xem là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các hoạt động của Nhà trường nhằm hướng đến mục tiêu thực hiện tốt tầm nhìn sứ mạng và chính sách chất lượng của trường Đại học Sài Gòn.

Với triết lý giáo dục Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập, Trường Đại học Sài Gòn luôn coi trọng mối quan hệ đức và tài, coi đức là gốc, coi rèn đức là nền tảng để luyện tài, để xây dựng con người mới. Con người có đạo đức tốt bao giờ cũng (biết cách) cố gắng học tập, nâng cao trình độ, năng lực, tài năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ, hơn nữa có thể giúp người khác cùng làm như thế. Người đạo đức trong sáng sẽ phát triển, bồi dưỡng trí, dũng, tài để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, để làm những việc có lợi cho dân cho nước.

Ngoài ra, bên cạnh việc rèn tài, trường Đại học Sài Gòn luôn cung cấp cho sinh viên những chương trình đào tạo chất lượng cao phù hợp với xu hướng quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát triển tiềm năng cá nhân. Trường Đại học Sài Gòn chú trọng việc bồi dưỡng cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng thời đề cao tinh thần tìm tòi, nghiên cứu và học tập ở sinh viên để học tập suốt đời. Đây là nền tảng của sự phát triển bền vững của trường Đại học Sài Gòn nói chung và của thế hệ sinh viên được đào tạo tại trường nói riêng. Điều này sẽ giúp sinh viên cải thiện bản thân, phát triển tiềm năng sáng tạo và kỹ năng hội nhập để thích ứng với sự phát triển của công nghệ trong thời đại mới.

B. Nội dung của triết lý giáo dục được áp dụng tại khoa Ngoại ngữ

Căn cứ theo triết lý giáo dục Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập của trường Đại học Sài Gòn, khoa NN có những áp dụng cụ thể trong chương trình giảng dạy tại khoa như sau:

+ Rèn đức: việc rèn đạo đức cho thế hệ trẻ trong đó có người học được đào tạo tại trường Đại học Sài Gòn là vấn đề mà Nhà trường luôn quan tâm giúp bản thân người họcnhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Rèn đức được hiểu là luôn có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người. Thông qua chương trình đào tạo và các hoạt động ngoại khóa vàĐoàn Hội, sinh viên khoa NN được trang bị kỹ năng sống, nhiệt tình đóng góp sức trẻ chocác hoạt động tình nguyện và hoạt động xã hội, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai lập nghiệp.

+ Luyện tài: trong thời đại ngày nay sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi những con người, những thế hệ trẻ phát huy tài năng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành những con người có tri thức và phẩm chất đạo đức cao đẹp. Do vậy, việc luyện tài thông qua việc học trên lớp, học từ môi trường xung quanh và tự học phải luôn được đẩy mạnh và khơi dậy tinh thần hăng say miệt mài học tập với động cơ và thái độ đúng đắn, với tinh thần kiên trì và tích cực nhất để có được tay nghề cao trong công việc của mình để vươn lên làm chủ khoa học, làm chủ công nghệ là một phần trách nhiệm của ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Bằng việc xây dựng và đưa đi dánh giá ngoài các chương trình đào tạo, khoa NN luôn ý thức rất rõ việc cập nhật các tri thức, đặc biệt là ngoại ngữ cho sinh viên, là rất quan trọng. Mục tiêu đào tạo của khoa là hướng đến chuẩn đầu ra đạt tầm cỡ trong khu vực và quốc tế.
+ Vững bước: đó là sự phát triển bền vững có thể đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan không những ở thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai, gắn với nghề nghiệp và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát triển bền vững liên quan đến sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường trong việc đào tạo người học có năng lực, phẩm chất cần thiết trong quá trình học tập, làm việc trước và sau khi tốt nghiệp.

+ Hội nhập: Giáo dục người học có khả năng tiếp nhận kiến thức mới, tinh hoa văn hóa trên thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ quốc gia. Sinh viên khoa NN trường đại học Sài Gòn phải được đào tạo theo xu hướng hội nhập quốc tế; là khả năng học tập và làm việc theo xu thế của lực lượng lao động hiện nay và được đánh giá theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Mọi người sinh ra và lớn lên, đến trường học tập là để trưởng thành hơn và hướng tới mục tiêu quan trọng là “lập nghiệp” trong tương lai. Việc tạo dựng lên một sự nghiệp thành công trong tương lai không chỉ có ý nghĩa to lớn với mỗi bản thân người học mà còn có ảnh hưởng lớn tới gia đình họ và đời sống xã hội xung quanh. Vì vậy, tất cả các cán bộ viên chức và sinh viên của khoa NN phải hoàn thiện chính bản thân mình và quán triệt triết lý giáo dục “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập” của nhà trường, phải nỗ lực hết mình để trở thành con người có trí tuệ, có đạo đức, kiên trì, bền bỉ, năng động, sáng tạo trong tương lai để có thể tự tin vững bước phát triển và hội nhập quốc tế.

 

 

 

CCTCQLKNN

 

 

 

      BAN CHỦ NHIỆM KHOA

 

TRƯỞNG KHOA

 

Hinh-thay-Phi

 

TS. Trần Thế Phi

Tiến sĩ Ngôn ngữ học

 

 

 

PHÓ TRƯỞNG KHOA

 

 

  HinhThao1

 

 

 ThS. Võ Thụy Thanh Thảo

Thạc sĩ Giảng dạy tiếng Anh

 

PHÓ TRƯỞNG KHOA

  

 

 

 

ThS. Hồ Văn Bình

 Thạc sĩ Giảng dạy tiếng Anh

 

 

 

      CHI BỘ KHOA NGOẠI NGỮ

 

 

1.

Trần Thế Phi

Bí thư Chi bộ

2.

Võ Thụy Thanh Thảo

Đảng viên

3.

Huỳnh Ngọc Trang

Đảng viên

4.

Lý Văn Hà

Đảng viên

5.

Võ Thúy Linh Đảng viên

6.

Nguyễn Trịnh Tố Anh Đảng viên

 

   

 

 

 

       DANH SÁCH VIÊN CHỨC - GIẢNG VIÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

Được đọc 123782 Lần Thay đổi lần cuối lúc Thứ bảy, 26 Tháng 10 2024 11:35
XEM THÊM: LIÊN HỆ »