Ngày 09/4/2019, tại Phòng họp 1 - Trường Đại học Sài Gòn, đã diễn ra buổi trao đổi chuyên đề: Công nghệ CAT (Computer Assisted Translation). Báo cáo viên của buổi chuyên đề là PGS.TS. Đinh Điền - Giám đốc Trung tâm ngôn ngữ học máy tính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM, là một chuyên gia đầu ngành về ngôn ngữ học ngữ liệu (corpus linguistics). Trung tâm ngôn ngữ học máy tính - Đại học KHTN đã thực hiện nhiều dự án liên quan đến ứng dụng Công nghệ thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, và hiện nay đang hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng trong nước triển khai công nghệ CAT (Computer Assisted Translation), một ứng dụng hữu ích cho việc dịch thuật và nghiên cứu ngữ liệu (đơn ngữ, song ngữ, đa ngữ).

Buổi báo cáo chuyên đề có sự tham dự của TS. Lê Chi Lan - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sài Gòn, TS. Trần Thế Phi - Trưởng khoa Ngoại ngữ, ThS. Trần Ngọc Mai - Bí thư chi bộ, Phó Trưởng khoa và các giảng viên của khoa. PGS.TS. Đinh Điền đã giới thiệu về lợi ích của công nghệ CAT, về ứng dụng công nghệ này trong việc dạy và học tiếng Anh. Các giảng viên đã tỏ ra rất hứng thú và nhà trường sẽ tạo điều kiện cho Khoa Ngoại ngữ có thêm một buổi tọa đàm nữa để có thể ứng dụng công nghệ tiên tiến trong giảng dạy.

 

Một số hình ảnh:

 

CAT 1

 

 

 

CAT 3

 

CAT 4

 

 

PHẦN 1: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

 

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có khả năng thích ứng cao, có năng lực thực hành nghề nghiệp đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của nhà giáo, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

1.2. Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra

1.2.1. Yêu cầu về kiến thức

  • Kiến thức chung

- Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học của những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Trang bị tốt kiến thức pháp luật đại cương; nắm vững và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục trong cả nước và tại Tp. Hồ Chí Minh;

- Hiểu biết và nắm bắt về giáo dục môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền lợi và nghĩa vụ công dân;

- Có kiến thức về quản lí và điều hành liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.

  • Kiến thức chuyên ngành

- Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh, văn hóa, xã hội và văn học Anh – Mỹ;

- Có đủ kiến thức và kĩ năng dạy tốt tiếng Anh ở các bậc học phổ thông;

- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) bằng tiếng Anh ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thuờng;

- Đạt chuẩn tiếng Anh theo quy định về chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và đào tạo; có khả năng sử dụng ở mức độ cơ bản ít nhất một ngoại ngữ phụ: Nga, Hoa, Đức, Pháp, Hàn, Nhật, v.v.;

- Có khả năng sử dụng máy tính và có kiến thức căn bản về tin học phục vụ cho chuyên ngành được đào tạo.

1.2.2. Yêu cầu về kĩ năng

- Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;

- Có năng lực sư phạm cao để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá kết quả học môn Tiếng Anh ở bậc học phổ thông, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục;

- Có kĩ năng tự đổi mới, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội;

- Nắm bắt và vận dụng các kĩ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy tiếng Anh, tổ chức các hoạt động dạy – học và quản lý lớp học tiếng Anh cũng như các kiến thức về nghiên cứu ngôn ngữ, phương pháp dạy học tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu;

- Có kĩ năng khai thác, xử lí thông tin và phản biện bằng tiếng Anh;

- Có kĩ năng biên – phiên dịch tiếng Anh, thuyết trình, viết báo cáo bằng tiếng Anh.

1.2.3. Yêu cầu về thái độ

Có phẩm chất tốt đẹp của người giáo viên yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực.

1.3. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh ở các bậc học phổ thông, hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, phiên dịch, các hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội cần tiếng Anh.

1.4. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có thể học tiếp chương trình Thạc sĩ TESOL trong và ngoài nước. Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức và năng lực của bản thân.

1.5. Các chương trình đã tham khảo

1.5.1. Các chương trình trong nước

- Chương trình của Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội

- Chương trình của Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

- Chương trình của Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

- Chương trình của Đại học Cần Thơ

1.5.2. Các chương trình nước ngoài

- Chương trình của University of Canberra (Australia).

- Chương trình của University of Sydney (Australia).

 

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (xem chi tiết tại đây)